Trang Chủ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang Chủ

TeenYenThe.Hot-Me.com Niềm Tự Hào Của Teen Chúng Mình
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 11:35 am

Đây là sự kiện làm rung động thế giơí năm mình sinh ra thế mà mãi đến năm học lớp 11 mới đc nghe . Các bạn có thể về hỏi nguời lớn vì nghe nói hồi đó cả ở VN minhg cũng đưa tin . Tóm tắt như sau :
1 cuộc biểu tình lớn của sinh viên và công nhân chính phủ Trung Quốc không dẹp đc => Huy động quân đội 30 vạn quân vào ban thiết quân luật :

1. Bắn bỏ ai kháng cự.

2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng

3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Hiện nay chính phủ TQ vẫn rất cẩn thận trong việc ngăn chặn vụ án này truyền bá vào trong giới trẻ TQ nên tìm thông tin về vụ việc trên google.com ko nhiều do đã có sự thoả thuận .Mà theo tui đc biết thì những người bên trong TAM là ko thể sống xót còn bên ngoài cổng thì như chiến tranh Tôi trích 1 bài của 1 bạn kể về việc này ( bác bạn này kể y như bố mình ) :

  • Con số thương vong trong ngày 4-6 hiện này có nhiều giả thuyết có báo nói trên 5 000 có báo trên 2000 và rất nhiều con số khác ... Trước ngàỳ 4-6 các ngả đường đến TAM chưa bị phong tỏa nên mọi người có thể đến đó rất đông, các ngả đường chỉ bị phong tỏa trước ngày 4-6 vài hôm. Tôi có ông chú là thượng tá bộ đội ở HN kể lại rằng quân đội đàn áp như sau xe tăng đi trước xe tải theo sau hốt xác và cuối cùng xe cứu hỏa đi sau rửa sạch những gì tại TAM tuy nhiên khi xem hình và xem phim thì ko thấy mà hiếm ai có thể chụp được tấm hình trong đêm rạng sáng 4-6 quân đội làm rất mạnh tay bất kể ai chống đối hoặc đưa tin vì nhà cầm quyền nào cũng ko muốn ai thấy được cảnh mình giải quyết = cách này cho nên người ta hiểu tại sao trong 1 đêm mà có thể dọn dẹp sạch cả nghìn người.
Khi đang biểu tình phản đối gặp phải sự ngăn cản của người khác ( ở đây là quân đội ) xô xát là điều dễ gặp phải và bên nào cũng cho là bên kia ra tay trước. Bên nào thắng sẽ đưa tin có lợi cho bên đó thôi và cho là mình làm đúng
Hôm qua mới nt hỏi thằng bạn Tq khá thân nó nói rằng : thương vong rất nhiều đây là 1 sự xỉ nhục của TQ .
Vì bài viết dài lên ko thể post 1 lượ minh post dần ở dưới phần trả lời các bạn kéo xuống xem nhé . Lưu ý đừng trick dẫn bài chỉ trả lời thôi


Được sửa bởi HoaThaiHuong ngày Tue Mar 03, 2009 2:21 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 12:05 pm



ĐÂY LÀ CHI TIẾT VỀ CUỘC BIỂU TÌNH VÀ TÀN SÁT THIÊN AN MÔN RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI
Ngày 4/6/1989, khoảng 600~10 000 người bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn
Nhiều vòng hoa tang và mô hình tượng Nữ thần Dân chủ của 18 năm trước đã được đặt tại góc công viên Victoria của Hong Kong để tưởng nhớ vụ đàn áp đẫm máu.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 _43006293_wreath416ap
Nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng như thường lệ, hàng nghìn người Hong Kong vẫn tham gia lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện này.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 _43006305_vigil416ap
Còn tại chính Thiên An Môn, một ngày bình thường bắt đầu với lễ chào cờ được một nhóm nhỏ dân chúng đứng xem.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 _43006295_boy220afp
Tại quảng trường luôn được canh phòng nghiêm ngặt này, năm 1989 đã chứng kiến cuộc biểu tình khổng lồ vì dân chủ của sinh viên, trí thức và người lao động Trung Quốc, kéo dài đến hơn một tháng rưỡi.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 _43006297_guards416ap
18 năm trước, cũng ngay ở vị trí những cảnh vệ này, sinh viên đã dựng tượng Nữ thần Dân chủ đối mặt với Mao Trạch Đông
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tianasquare13
CỘNG sản TQ tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn 1989
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 3325035402_9c9b09c1d4
Bức ảnh này chính là bức ảnh nổi tiếng nhất thế kỉ 20. Đây là người anh hùng thực sự. 1 người dám dũng cảm 1 mình ra ngăn chặn đoàn xe tăng vào quảng trường Thiên An Môn tàn sát sinh viên. Nhưng nỗ lực của anh cũng ko ngăn chặn được cuộc thảm sát. Theo nhiều nguồn tin, sau sự kiện này, anh cũng bị giết. Nhưng thực sự anh ấy là 1 anh hùng, bạn bè anh, con cháu của anh sẽ mãi luôn tự hào về anh. Một con người dám đứng lên đấu tranh cho công lý và chính nghĩa, một con người dám đứng lên chống lại chế độ độc tài tàn ác.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Square
Lưu ý đây ...đã từng là người!!!
Đây chính là 1 sự kiện rất nổi bật của Trung Quốc vào năm 1989. Toàn thế giới đã lên án chính quyền Trung Quốc vì vụ việc này. Diễn biến sự kiện có thể tóm tắt như sau:
Nguyên nhân khởi đầu của sự kiện

Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn là tổng bí thư ông đã cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ÐCSTQ trong xã hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Ðảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lãnh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng. Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lãnh đạo đã ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Ðảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nhìn nhận "sai lầm" của mình - ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ.

Ðể chứng tỏ sự ủng hộ của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:

1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.

2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản".

3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.

4. Tăng ngân sách giáo dục.

5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa.

6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế.

7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tianasquare4
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 3325031840_d1db1c096b


Được sửa bởi HoaThaiHuong ngày Tue Mar 03, 2009 12:21 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 12:06 pm

Diễn biến cuộc biểu tình:
Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền.

Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ÐCSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Ðảng. Ðám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.

Ðêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Ðán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu tình được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu
tình bất bạo động.
Đêm 21.04, trước khi chôn cất ông Hồ vào hôm sau, con số sinh viên biểu tình ngồi đã lên đến 100.000. Sinh viên Bắc Kinh kêu gọi bãi khóa đại học trên toàn quốc, và các bạn đồng học của họ từ khắp đất nước tiếp tục đổ về Thiên An Môn.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tianasquare11
Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu tình, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đã giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.

Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu tình, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có tin đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu tình.

Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đã bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình. Tháng Năm, cuộc biểu tình càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên.

Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu. Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình.

Ngày 19.05, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ khi đó là Triệu Tử Dương đã ra phát biểu trước sinh viên. Sau khi nói rằng sinh viên cần phải giữ lấy tính mạng của mình để chứng kiến ngày đất nước hoàn thành bốn hiện đại hóa, ông tiếp: "Chúng tôi thì già rồi, không thành vấn đề gì nữa" (We are already old, it doesn't matter to us any more). Lời bộc bạch như một sự chấp nhận số phận của ông đã trở nên nổi tiếng. Và quả thật, đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của vị Tổng Bí thư này, ông bị buộc rời khỏi chức vụ và bị quản thúc ngặt nghèo mãi cho đến khi qua đời vào tháng Giêng 2005.

Ông Triệu là người thúc đẩy các cải cách theo hướng kinh tế thị trường và cởi mở chính trị. Ông và nhiều đảng viên cao cấp đã ngầm hậu thuẫn cho yêu cầu dân chủ của cuộc biểu tình.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tianasquare1
Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. Thủ tướng Lý Bằng đồng ý đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Ðán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.

Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động "không chính thức." Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự." Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có tin đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.

Trước sức ép tăng dần, lãnh tụ sinh viên Quang Ðán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.

Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 90218851cl9
Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Ðến ngày 2/6 đã có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố. Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại. Các sinh viên vẫn bám trụ.
Trước tình thế đó, sinh viên, trí thức và người lao động tham gia phong trào vẫn cương quyết không lùi bước. Họ ra một tuyên ngôn, viết rằng:
Dù những đôi vai của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó. Những huyễn tưởng đẹp đẽ về sự chịu đựng đau khổ chỉ có thể bị xóa bỏ bằng sự khổ đau chịu đựng trong hiện thực. Với vong linh của người đã khuất - chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này - chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh thì còn ai sẽ làm điều đó đây?
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tianasquare12
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, thủ tướng Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 73097957ku7
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 12:07 pm

Lệnh của chính quyền:
1. Bắn bỏ ai kháng cự.
2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu).
3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 75456537dw3
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 18676513qp1
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền"Thảm sát bắt đầu đêm ngày 3 và kết thúc rạng sáng 4/6. Không lâu sau đó, khi TAM được dọn sạch thì một đám đông người nắm tay nhau tiến vào quảng trường TAM khi đó chỉ còn lại quân đội vũ trang và xe tăng. Thu hết can đảm, tay trong tay họ cùng tiến lên và nói cho quân đội biết là họ muốn vào TAM để tìm kiếm con em của mình mà không biết là đang cận kề với tử thần. Viên chỉ huy quân đội lúc đó đã lạnh lùng đáp trả cầu xin của những người này bằng mệnh lệnh đanh thép “Tôi sẽ đếm từ 1-5 sẽ bắn”. Và hắn bắt đầu đếm trong khi quân lính bồng súng lên nhắm vào đám đông sẵn sàng. Lúc ấy đòan người này mới kinh hỏang nhận ra hắn ta nói thật và bắt đầu quay lưng chạy tán lọan. Mặc dù vậy, tên chỉ huy đã cho nổ súng vào lưng họ. 30-40 người bị bắn gục khi quay đầu chạy. Một chiếc cứu thương lao vào cứu nạn cũng không được tha. Y tá, bác sĩ trên xe đều bị bắn chết. Đọan phim này được kể và ghi lại bởi một phóng viên đang núp trên cỏ gần đó, một đọan trong bộ phim “The Tank Man” do hãng thông tấn SBS tổng hợp lại các thước phim quay được từ các hãng truyền hình khác nhau về ngày 4/6/89.
Vậy mà The Tank Man còn dám cả gan xuất hiện trưa ngày 5/6 để cản đòan tăng đó các bạn. Sư can đảm phi thường của anh đã làm đòan tăng đổi hướng và dừng lại. Trông anh giống một công nhân đang trên đường đi làm hay mới vừa tan ca để về nhà hay đi mua sắm. The Tank Man còn leo lên nóc tăng để nói to “Tại sao các người đến đây? Các người chẳng làm được cái quái gì ngòai gây khổ đau, tang tóc”. Rồi anh lại leo xuống cản đường tăng tiếp cho tới khi có 4 người đàn ông khác chạy ra lôi anh ta đi trước khi đòan tăng đã no nê máu người cán nát anh.
Có giả thiết cho 4 người đàn ông đó là CA chìm. Có người cho đó là thường dân muốn cứu anh. Hình ảnh can trường của The Tank Man đã làm lay động hàng triệu con tim khắp thế giới. Anh trở thành nguồn cảm hứng của hàng triệu con tim, là biểu tượng tự do của thế kỷ 20. Tạp chí Time gộp anh vào 100 tên tuổi có ảnh hưởng đến thế giới của thế kỷ 20. Người ta cũng đã nổ lực lần dò dấu vết của anh để tìm cách giúp đỡ anh nhưng những nguồn tin có được đều không xác thực. Một nhân vật tầm cỡ của hãng Reuter sau đó tìm cách tiếp cận với Đặng Tiểu Bình và đưa hình của anh ra hỏi thẳng. “Người này bây giờ ra sao? Ông đã ra lệnh cho bắt anh ta mà?” Ông ta lúng túng trả lời là ông không biết và nói rằng anh không hề bị giết. Thế nhưng tên tuổi và số phận của anh từ ngày ấy ra sao đến nay vẫn còn là điều bí ẩnThảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 76888536va0
Số người chết
Theo báo cáo của tổ chức chữ thập đỏ Quốc tế thì có khoảng 2600 người dân bị giết và hơn 30 000 người bị thương.
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 53674953gd3
Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc thì có khoảng 300 lính và người dân chết, 5000 lính và 2000 dân bị thương, có 400 lính mất liên lạc. Theo báo cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì có hơn 4000 người chết, trên 40 000 người bị thương
Hậu Thiên An Môn
Cả thế giới lên án chính quyền Trung Quốc. Hồng Kông, Đài Loan mở cửa biên giới để cho người Trung Quốc vào tị nạn...

Mười lăm năm sau biến cố Thiên An Môn, người dân Hoa Lục tiếp tục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4 tháng sáu. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ. Những yêu cầu đề nghị nhà cầm quyền hiện nay cho tiến hành điều tra lại vụ việc đều bị bác bỏ. Giới quan sát cho rằng việc nhắc lại vụ Thiên An Môn đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc chẳng khác gì tháo băng một vết thương chưa lành. Và đối với giới lãnh đạo T rung Quốc hiện nay đó vẫn còn là một ám ảnh, một bóng ma. Và không chỉ là bóng ma mà đó là một trào lưu khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo sợ.

Những người sinh viên năm nào tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn, may mắn thóat hiểm rồi đến được những nước khác, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 71105487sr9
Chính quyền Trung Quốc dấu diếm những vụ việc như này nên hiện tại thanh niên Trung Quốc rất ít người biết đến các sự kiện như Cách Mạng Văn Hoá , Cải cách ruộng đất hay là Thiên An Môn , đối với họ Cách Mạng Văn Hoá chỉ là 1 sai lầm nhỏ của Đảng còn Thiên An Môn chỉ là cuộc nổi loạn của bọn phản động.

Chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức con số người chết và bị thương nhưng sau vụ đàn áp, phát ngôn nhân của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói trên tờ New York Times (01.07.1989) rằng có 300 người chết, phần lớn là binh lính, ngoài ra là những "kẻ côn đồ" (!). Hội Chữ thập đỏ nước này đưa ra con số tử vong ngày 04.06 là 2.600; một quan chức giấu tên của Hội thì cho rằng có 5.000 người chết và 3.000 người bị thương. Theo ước tính của tình báo NATO, 6.000 người biểu tình và 1.000 binh lính đã chết, còn theo chính những người bạn ý thức hệ của TQ là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu khi đó, tổng cộng con số người chết lên đến 10.000.

Không hề (vì hoàn toàn không thể nào) có ý kiến cho rằng phong trào dân chủ này là "diễn biến hòa bình" hay do "lực lượng thù địch bên ngoài". Bản thân giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc thừa biết sự bùng nổ của sinh viên, trí thức và người lao động chính là xuất phát từ trong lòng xã hội, nên họ chỉ có thể kết luận là có những thế lực trong Đảng muốn dùng sinh viên làm mất ổn định đất nước!
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
Cò Uno
Hận Hoa Đông
Hận Hoa Đông
Cò Uno


Nam
Tổng số bài gửi : 259
Age : 32
Đến từ : Cầu Gồ
Ngày Tham Gia : 19/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 35
Danh Tiếng Danh Tiếng : 9
Điểm : 95

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 1:22 pm

ăn thịt cả đồng loại :a1ac3 , đúng là trung quốc thâm vô đối pale
Về Đầu Trang Go down
[M]r.[7]i[t]a[n] !
Thành Viên Chính Thức
Thành Viên Chính Thức
[M]r.[7]i[t]a[n] !


Nam
Tổng số bài gửi : 28
Age : 32
Đến từ : Cầu Gồ Capital
Nghề nghiệp : [M]r.[7]i[t]a[n] !
Sở thích : [M]r.[7]i[t]a[n] !
Ngày Tham Gia : 25/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 PolarBear
Danh Tiếng Danh Tiếng : 0
Điểm : 7

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 1:49 pm

sax! thể loại kinh dị wá! Laughing đả đảo láng giêng Trung Quốc ! Evil or Very Mad Mà anh pót dài thế ai đọc hết được !
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-Z7y.yFElc6f77ENb0ejTMrm5FlQ8jWQfx
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 2:19 pm

Mr_A5K40 đã viết:
sax! thể loại kinh dị wá! Laughing đả đảo láng giêng Trung Quốc ! Evil or Very Mad Mà anh pót dài thế ai đọc hết được !
bài hay thế ai ko đọc thì thiệt Smile) hay hơn lịch sử VN :a1acvvva
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
LonCon
Xinh Nhất Lớp
Xinh Nhất Lớp
LonCon


Nam
Tổng số bài gửi : 148
Age : 38
Đến từ : Planet of pig
Nghề nghiệp : Sinh Viên
Sở thích : )" Ăn--Ngủ--Chơi Game "(
Ngày Tham Gia : 23/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Pig
Danh Tiếng Danh Tiếng : 69
Điểm : 114

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 5:58 pm

sax cai nay coi tren web roi nhung chung chung lam khong ghe nhu thang HoaThaiHuong post :axc that vai~ chuong Sad
Về Đầu Trang Go down
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 6:59 pm

LonCon đã viết:
sax cai nay coi tren web roi nhung chung chung lam khong ghe nhu thang HoaThaiHuong post :axc that vai~ chuong Sad
Nghe các tiền bối kể lại thui công nhận là đầy đủ hơn nghe nhà nước báo cáo . VN mình sợ chung TQ bỏ sừ
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
SoujirouSeta
Sở Lưu Hương
Sở Lưu Hương
SoujirouSeta


Nam
Tổng số bài gửi : 56
Age : 33
Đến từ : Cầu gồ
Ngày Tham Gia : 22/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Tiger
Danh Tiếng Danh Tiếng : 1
Điểm : 2

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 7:31 pm

lại bị xóa bài
Về Đầu Trang Go down
HoaThaiHuong
Bậc Tiền Bối
Bậc Tiền Bối
HoaThaiHuong


Nam
Tổng số bài gửi : 214
Age : 34
Đến từ : Cầu Gồ
Sở thích : ... , dắt chó đi chơi , vỗ ... tuổi mới lớn
Ngày Tham Gia : 21/02/2009
Thú Nuôi : Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Dog4
Danh Tiếng Danh Tiếng : 5
Điểm : 45

Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 EmptyTue Mar 03, 2009 7:54 pm

SoujirouSeta đã viết:
lại bị xóa bài
mày cần biết lý do ko . Tao đang post bài mày chen ngang vào bài viết của tao. Y thức của mày ko = con ruồi . CHo xe tăng cán chết giờ Suspect
Về Đầu Trang Go down
https://close123.forumvi.com
Sponsored content





Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989   Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bạn có thiên hướng bị gay ko?
» Bản KIỂM ĐIỂM MẪU cho hs trương ta tham khảo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trang Chủ :: Teèn Teèn Teèn - Tin Tin Tin :: Hóng Chuyện-
Chuyển đến